Home / VĂN MẪU THPT / Văn mẫu lớp 12 / Hướng Dẫn Soạn Bài Tây Tiến Ngữ Văn 12 Nâng Cao | Quang Dũng

Hướng Dẫn Soạn Bài Tây Tiến Ngữ Văn 12 Nâng Cao | Quang Dũng

(Soạn văn lớp 12): Em hãy soạn bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.

Đề bài: Hướng Dẫn Soạn Bài Tây Tiến Ngữ Văn 12 Nâng Cao của Quang Dũng

BÀI LÀM

Câu 1:

(*) Bố cục bài thơ:

– Khổ 1: Bức tranh thiên nhiên miền Tây đẹp một cách hùng vĩ, dữ dội. Bên cạnh đó là hình ảnh người lính dù phải hành quân trên chặng đường nhiều gian nan, nhưng vẫn luôn ngang tàng, trẻ trung, mang tâm hồn lãng mạn.

– Khổ 2: Cảnh đêm liên hoan lung linh, mang không khí vui tươi phấn khởi và cảnh sông nước miền Tây mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình.

Loading...

– Khổ 3: Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên với sự oai hùng, nhưng vẫn giữ được một tâm hồn lãng mạn, đa tình của những chàng trai gốc Hà thành. Vẻ đẹp của những người lính Tây Tiến vừa lãng mạn vừa mang chất bi tráng.

– Khổ cuối: Nỗi nhớ Tây Tiến của tác giả.

Câu 2:

 Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên được vẽ ra ở đoạn thơ thứ nhất:

  • Hình ảnh thiên nhiên miền Tây được gợi lên qua nỗi nhớ của tác giả. Đó là hình ảnh dòng sông Mã thương yêu. Bên cạnh đó, thiên nhiên hiện ra với sự khắc nghiệt, hiểm trở của địa hình miền núi. Những từ ngữ được sử dụng để miêu tả như: “dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”, “heo hút”…Thiên nhiên hiện ra với vẻ dữ dội, mà mênh mang, hiểm trở biết nhường nào.
  • Thiên nhiên miền Tây còn có những tiếng gầm của cọp beo nơi rừng thiêng nước độc, nơi hoang vu hẻo lánh “Chiều chiều oai linh thác gầm thét/Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”.
  •  Thiên nhiên hiện ra với nhiều khắc nghiệt như thử thách lòng người lính
  • Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây vừa hùng vĩ, vừa dữ dội, mang nét bí hiểm, đồng thời vẫn mang nét thơ mộng, trữ tình.

Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra trên nền cảnh thiên nhiên ấy:

  • Hình ảnh người lính vượt dốc vượt đèo vô cùng kham khổ. Vì dốc rất quanh co khúc khuỷu nên người lính phải vượt qua nó như một thử thách khó khăn của thiên nhiên. Chặng đường hành quân đã chứng kiến sự hy sinh của những người đồng đội “Anh bạn dãi dầu không bước nữa/Gục lên súng mũ bỏ quên đời’=> Người lính phải trải qua một cuộc hành trình hành quân đầy gian khổ, nguy hiểm.
  • Tuy khó khăn là vậy, nhưng người lính vẫn giữ được thái độ hiên ngang, trẻ trng và một tâm hồn lãng mạn với hình ảnh thơ độc đáo “súng ngửi trời”, “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.

Câu 3:

 Vẻ đẹp mới của con người và thiên nhiên miền Tây:

  • Con người:

+ Cảnh đêm liên hoan vui vẻ, đông vui và náo nhiệt được tác giả khắc họa. Đó là một buổi tối lung linh, rực rỡ với màu sắc của váy áo, của đuốc hoa trong ngày vui của bản làng.

  • Qua những chặng đường hành quân mỏi mệt, những người lính được dừng chân nghỉ ngơi, được hòa mình vào không gian tưng bừng, nhộn nhịp, vui vẻ, dưới ánh sáng của những ngọn đuốc hoa sáng rực.

+ Những cô gái xuất hiện với những bộ xiêm áo làm bao tấm lòng thổn thức. Họ xuất hiện một cách bất ngờ, mang vẻ đẹp tinh khôi, mang nét rất riêng khi các cô gái mặc trên mình những bộ trang phục của dân tộc mình. Họ xuất hiện e ấp và tình tứ, mang đến cho không gian đêm liên hoan đầy ắp những niềm vui và mộng mơ.

  • Thiên nhiên:

+ Cảnh sắc sông nước miền Tây được tác giả miêu tả mang vẻ đẹp thơ mộng và trữ tình.

+ Tác giả gợi lên hình ảnh những chiếc thuyền độc mộc đang trôi theo dòng nước lũ đang chảy xiết. Hòa hợp với nét dịu dàng, uyển chuyển của con người, hình ảnh những bông hoa rừng “đong đưa” như cũng đang làm duyên trên dòng nước lũ.

  • Tác giả kết hợp tinh tế giữ bút pháp tả thực và bút pháp lãng mạn, làm nổi bật được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người nơi sông nước miền tây.

Câu 4:

Hình ảnh người lính Tây Tiến:

  • Hình ảnh người lính Tây Tiến được miêu tả với sự khác thường: không mọc tóc, quân xanh màu lá => Ngoại hình khác lạ, độc đáo: có thể những cơn sốt rét rừng đã làm cho những người lính rụng hết tóc, màu da cũng xanh xao hơn, nhưng sự “dữ oai hùm” đã thể hiên sự gân guốc, mang đầy dũng khí.
  • Người lình Tây Tiến vẫn mang vẻ mộng và mơ: “gửi mộng qua biên giới”, “mơ Hà Nội dáng kiều thơm” => Những người lính vốn xuất thân là những sinh viên Hà thành nên dù đã đi chiến đấu nhưng vẫn mang nét trẻ trung, mông mơ của những sinh viên Hà thành. Điều đó thể hiện một tâm hồn mộng mơ, đa tình.
  • Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên vừa mang vẻ đẹp lãng mạn vừa mang đậm nét bi tráng. Đặc biệt, chất bi tráng thể hiện rõ qua câu thơ

“Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

  • Sự hy sinh được tác giả nêu ra mà không mang tinh thần bị lụy, không né tránh. Sự hy sinh của những người lính Tây Tiến là mất mát, nhưng lại mang niềm tự hào sâu sắc. Đó chỉ như cuộc hành trình của các anh về với Đắt Mẹ yêu thương.
  •  Các anh mang vẻ đẹp hào hùng là với ngoại hình gân guốc, độc đáo. Bên cạnh đó, các anh còn mang nét hào hoa với tâm hồn mộng mơ, đa tình.

Câu 5:

Nỗi nhớ Tây Tiến: Nối nhớ được khắc họa sâu sắc, rõ nét với những kỉ niệm từng gắn bó. Nỗi nhớ da diết và trải dài như đường lên Tây Tiến “thăm thẳm” vậy. Câu thơ “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”. Dù người lính có đi đâu, phương trời nào thì trong sâu thẳm, người lính vẫn luôn nhớ về những kỉ niệm cùng đồng đội đã từng gắn bó, nơi đã cô đọng trong lòng tác giả tình yêu và nỗi nhớ thương vô bờ.

>> XEM THÊM: Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

>> XEM THÊM: Phân Tích Đoạn Thơ Thứ Hai Trong Bài Thơ Tây Tiến Của Quang Dũng

>> XEM THÊM: Cảm Nhận Về Hình Tượng Người Lính Trong Bài Thơ Tây Tiến

 

 

Hướng Dẫn Soạn Bài Tây Tiến Ngữ Văn 12 Nâng Cao | Quang Dũng
Rate this post
Please follow and like us:
Loading...

Check Also

Soạn Bài Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông Ngữ Văn 12 Nâng Cao |Văn Mẫu

(Soạn văn lớp 11: Em hãy soạn bài ai đã đặt tên cho dòng sông …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *